Chữ ký số cá nhân định hướng thị trường? Đặc điểm và xu hướng phát triển của chữ ký số năm 2021 ra sao? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Trong công cuộc chuyển đổi số, việc dùng chữ ký số, chữ ký điện tử trong các cơ quan nhà nước là cần thiết để phục vụ công tác cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số. Chữ ký số doanh nghiệp chiếm đa số hiện tại nhưng từ tháng 06/2021 dự kiến chứng thư số cá nhân sẽ được các hãng đẩy mạnh.
Mục lục
1. Chữ ký số là gì?
- Chữ ký số là một loại thiết bị dùng để ký các văn bản được thực hiện trong môi trường số nhằm xác thực thông tin của các giao dịch điện tử.
- Chữ ký số chuyên dụng trong môi trường số hoá và có giá trị pháp lý như sử dụng chữ ký tay và con dấu truyền thống.
- Chữ ký số được cấu thành bởi 3 đặc tính là tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính không thể phủ nhận.
- Chữ ký số hiện hành thị trường bao gồm cả chữ ký số doanh nghiệp và chữ ký số cá nhân.
>>> Xem thêm: Chữ ký số EasyCA – chữ ký số top 3 năm 2021
2. Đặc điểm của chữ ký số cá nhân
Truy vết nguồn gốc:
Sử dụng phương pháp mã hoá văn bản bằng khoá bí mật (chủ sở hữu); và sử dụng hàm băm (khái niệm số nổi tiếng trong giới lập trình).
Giải mã bằng cách so khớp hàm băm (được giải mã thông qua khoá công khai của đơn vị giải mã); với hàm băm của văn bản nhận được. Hai hàm băm trùng khớp xác định chủ sở hữu khoá bí mật (tức chủ thể cần xác minh).
Căn cứ xác định chủ thể:
Chữ ký số được yêu cầu sử dụng trong các băn bản ký kết giao dịch. Nó là căn cứ giải quyết tranh chấp từ bên thứ 3.
Tính toàn vẹn:
Văn bản có xác thực chữ ký số từ hai bên có giá trị đảm bảo thông tin tuyệt đối. Do cơ chế xác thực truy vết nguồn gốc khiến việc sửa đổi không thể xảy ra.
Tính bảo mật:
Hạ tầng mã hoá công khai (PKI); với thuật toán chính yếu RSA có nhiệm vụ đảm bảo đặc tính duy nhất, không giả mạo và xác thực chủ sở hữu từ chữ ký số hiện hành.
3. Phát triển mạnh chữ ký số cá nhân trong năm 2021
Hiện nay chữ ký số phổ biến nhất trên thị trường là loại chữ ký số dành cho tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường chữ ký cho tổ chức, doanh nghiệp cơ bản đã bão hoà. Trong khi đó các ứng dụng người sử dụng cá nhân thì rất ít. Chữ ký số Gaja cho rằng đây là thời cơ để các hãng mở rộng thị trường.
Với định hướng phát triển về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; nhu cầu liên quan đến chứng thư số cá nhân là rất bức thiết trong công cuộc chuyển đổi.
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chữ ký số cá nhân Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 16 giúp mở rộng thị trường ký số, chú trọng tới chữ ký số cá nhân.
Dự kiến trong quý II/2021; dịch vụ ký số từ xa có thể được triển khai chính thức; sau khi bộ tiêu chí đánh giá kỹ thuật được hoàn tất.
Với ưu điểm là tính lưu động cao và thuận tiện; ký số từ xa sẽ giúp mở rộng thị trường chữ ký số cho cá nhân; dự kiến quy mô thị trường chữ ký số có thể sẽ tăng khoảng 5 lần trong 2 năm tới.
Thống kê và phát triển bởi Gaja
Nguồn tham khảo : ICTNEW và Cổng thông tin điện tử Lai Châu