Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là bộ tài liệu có giá trị pháp lý. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sử dụng bộ hồ sơ này ra quyết định cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy định khác nhau theo Luật Doanh Nghiệp 2014.

3 loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh Nghiệp 20 ban hành năm 2014

  • Doanh nghiệp tư nhân: áp dụng theo Điều 20 Luật Doanh Nghiệp.
  • Công ty Hợp Danh: áp dụng theo Điều 21 Luật Doanh Nghiệp.
  • Công ty TNHH: áp dụng theo Điều 22 Luật Doanh Nghiệp.
  • Công ty Cổ Phần: áp dụng theo Điều 23 Luật Doanh Nghiệp.

Bộ hồ sơ chung đăng ký thành lập doanh nghiệp

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu hiện hành.
  2. Danh sách thành viên (công ty hợp danh, công ty TNHH).
  3. Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần).
  4. Chứng thực cá nhân (CMND, căn cước công dân, hộ chiếu) của thành viên, cổ đông sáng lập, chủ doanh nghiệp tư nhân.
  5. Điều lệ công ty (áp dụng cho công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty Cổ Phần).

Nhận xét về bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  1. Có sự phân hoá rõ ràng về mặt loại hình doanh nghiệp đăng ý.
  2. Chặt chẽ về yêu cầu đối với từng loại doanh nghiệp.
  3. Giấy tờ thành lập được quy định cụ thể, chi tiết.
  4. Doanh nghiệp tiếp cận và tự kê khai trực tiếp hoặc trực tuyến dễ dàng.
  5. Cá nhân thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và sự trung thực trong kê khai.

đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đặc điểm nổi bật về Hồ sơ Thành Lập Doanh Nghiệp theo Luật quy định nằm 2014 là:

  1. Đơn giản hoá thành phần hồ sơ.
  2. Không yêu cầu bắt buộc về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề.
  3. Chỉ cần đáp ứng các yêu cầu điều kiện kinh doanh chuyên ngành khi đã có giấp phép kinh doanh.

Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp:

  1. Nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến lên Cổng Thông Tin Đăng Ký Kinh Doanh Quốc Gia.

    • Người thành lập nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.
    • Người thành lập chịu trách nhiệm pháp lý về sự chính xác và không sai lệch của hồ sơ.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    • Cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận vào sổ hồ sơ tiếp nhận.
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh gởi Giấy biên nhận đã nhận hồ sơ hợp lệ.
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có.
    • Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là căn cứ khởi kiện trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp không nhận được giấy phép kinh doanh theo đúng thời hạn thông báo.
  3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và phản hồi tính hợp lệ của hồ sơ; đồng ý cấp hoặc không đồng ý cấp giấy phép kinh doanh.

    • Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xem xét hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh trong vòng ba ngày làm việc.
    • Thông báo bằng văn bản cho người thành lập quyết định từ chối cấp hồ sơ; nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm pháp lý về hồ sơ sau khi đã cấp giấy phép kinh doanh.
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh không được phép yêy cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác trái quy định tại Luật Doanh Nghiệp.

Từ năm 2016 đến nay, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới chỉ còn ba ngày. Tỷ lệ hồ sơ được đồng ý cấp giấy phép kinh doanh ngay lần đầu tiên rất cao. Hàng loạt quy định mới đầu năm 2021 cũng giảm hẳn thủ tục rắc rối; hạn chế sự nhũng nhiễu từ cán bộ cấp giấy phép; lành mạnh hoá quy trình cấp giấy phép kinh doanh.

Đặc biệt là việc tính hành cấp giấy phép kinh doanh hoàn toàn trực tuyến giúp các chủ doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức hiện nay. Hơn nữa, hoạt động sau thành lập gồm mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số và phát hành hoá đơn điện tử đều được hỗ trợ nhanh nhất.

>> ĐỌC THÊM:

Mua chữ ký số Easy, Vina, Newtel, ICA, OneCa, Viettel giá rẻ
Gọi ngay cho chúng tôi