Thủ tục thành lập doanh nghiệp cập nhật mới tháng 08 năm 2021. Có rất nhiều sự thay đổi về quy trình thành lập doanh nghiệp với nhiều giản lược, hỗ trợ và rút ngắn thời gian từ Nhà Nước trong năm 2021.

>>>> Xem thêm: 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

  1. Xác định loại hình doanh nghiệp.
    • Dựa trên nhu cầu và số lượng thành viên mà chọn lựa.
    • Có 5 kiểu doanh nghiệp khác nhau trên thị trường.
    • Đa số là công ty TNHH hoặc công ty Cổ Phần.
    • Xem thêm ưu điểm về các loại hình doanh nghiệp tại đây.
  2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập.
    • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hạn của tất cả thành viên (hoặc cổ đông) sáng lập công ty. Tất cả tài liệu này đều phải được công chứng.
    • Điều lệ công ty – dự thảo, phù hợp với loại hình doanh nghiệp dự định thành lập.
  3. Khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng.
    • Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế; chủ doanh nghiệp triển khai khắc dấu (tại tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu)
    • Sau khi có dấu thì mở tài khoản ngân hàng. Xu hướng hiện tại là mở tài khoản ngân hàng có tính năng giao dịch trực tuyến hoàn toàn.
    • Chú ý : bước công bố mẫu dấu và công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện tại đã được lược bỏ khỏi thủ tục thành lập doanh nghiệp ban đầu.

Hai việc quan trọng cần triển khai ngay sau khi có giấy phép

  1. Mở tài khoản thuế, khai và nộp thuế ban đầu.
    • Mua chữ ký số.
    • Đăng ký tài khoản khai và nộp thuế trực tuyến trên trang Web tổng cục thuế điện tử.
    • Xác minh ngân hàng và đồng bộ hóa dữ liệu doanh nghiệp trên thuế và tài khoản ngân hàng công ty.
    • Khai và nộp thuế ban đầu.
  2. Đặt bảng hiệu, phát hành hóa đơn điện tử.
    • Đặt bảng hiệu theo các kích cỡ phù hợp nhu cầu.
    • Phát hành hóa đơn điện tử theo quy định.

thủ tục thành lập doanh nghiệp - loại hình

Những điều cần lưu ý trong thủ tục thành lập doanh nghiệp

5 loại hình doanh nghiệp cần nắm rõ khi nghiên cứu thủ tục thành lập doanh nghiệp:

  • TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên: phù hợp với quy mô doanh nghiệp gia đình có tư tưởng hiện đại, giúp bảo toàn và phân tách rạch ròi vốn công ty và vốn gia tộc.
  • Cty Cổ Phần : phù hợp mô hình huy động vốn và tăng trưởng phát triển lớn, khó quản lý đồng nhất khi không hạn chế cổ đông.
  • Doanh nghiệp tư nhân: phù hợp với kiểu doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng hay tổ chức tự doanh, trách nhiệm chủ doanh nghiệp đảm bảo bằng tài sản cá nhân.
  • Công ty hợp danh: là nâng cấp của loại hình doanh nghiệp tư nhân khi trách nhiệm đảm bảo bằng tài sản cá nhân của  nhiều cá thể trong tổ chức.

Kiến thức và hiểu biết về quyền và nghĩa vụ với thuế:

  • Không hiểu biết thuế sẽ khiến doanh nghiệp không vận hành đúng luật.
  • Thiếu kiến thức sẽ gây tổn thất từ những khoản phạt thuế gây khó hoạt động kinh doanh.
  • Thủ tục kế toán – thuế thay đổi liên tục, nếu hoàn thành tốt sẽ đảm bảo doanh nghiệp yên tâm hoạt động về lâu dài.
  • Khi phát triển và đến giai đoạn gọi vốn, tài chính – thuế minh bạch giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội huy động hơn.

Xu hướng số hóa các hoạt động với tổ chức hành chính công từ chủ trương nhà nước:

  • Chữ ký số doanh nghiệp, chữ ký số cá nhân sẽ dần thay thế dấu mộc và chữ ký người đại diện.
  • Hóa đơn điện tử bắt buộc phải sử dụng và tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp.
  • Khai thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan điện tử. Cùng với đăng ký bản quyền, phát hành hóa đơn đều chứng thực bằng chữ ký số doanh nghiệp.
  • Tương tác với các đơn vị hành chính công tương lai đều qua nền tảng Web 4.0.

Trên đây là toàn bộ thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất. Nếu bạn cần đơn vị hỗ trợ vui lòng liên hệ 0981.675167 để được tư vấn.

Ban biên tập Gaja – Yêu Chữ Ký Số

Mua chữ ký số Easy giá rẻ (hoặc Vina, Viettel, Fast)
Gọi ngay cho chúng tôi