Chữ ký số là gì ? Khái niệm và định nghĩa về chữ ký số từ Gaja-Chữ ký số sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về một phương thức xác thực phổ biến và bắt buộc trong tương lai ở Việt Nam.

Chữ ký số là gì ?

Chữ ký số  một hình thức chứng thực số có giá trị tương đương với chứng thực qua giấy tờ, vân tay, con dấu thông thường. Chữ ký số được cấp phát bởi các tổ chức có thẩm quyền về chứng chỉ (CA). Nó chứa khóa công khai cho chữ ký điện tử và định danh tính được liên kết với khóa, như tên của một tổ chức, tên một cá nhân. Chứng chỉ được sử dụng để xác nhận rằng khóa công khai thuộc về tổ chức, cá nhân cụ thể.

Ứng dụng chữ ký số như thế nào ?

Chữ ký số là gì là câu hỏi khá phổ biến khi nó được yêu cầu sử dụng trong các nghiệp vụ hành chính công của chính phủ? Kê khai thuế điện tử, bảo hiểm xã hội, hải quan điện tử, đăng ký kinh doanh… đều sử dụng để xác minh đối tượng.

Chữ ký số phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại là loại chữ ký số dành cho doanh nghiệp. Chữ ký số doanh nghiệp được dùng để ký các tài liệu kê khai thuế và các biểu mẫu khác trên Website. Văn bản được ký số mang lại sự đảm bảo không chỉ về tính toàn vẹn của người ký mà còn của dữ liệu. Nó là bằng chứng về dữ liệu chưa được đánh giá và không bị thay đổi.

Chữ ký số mềm dùng để bảo mật một tài liệu thông qua các đoạn mã. Nó được sử dụng phổ biến trong cổng thông tin đấu thầu, để giúp các công ty mã hóa tài liệu và tải lên. Bạn cũng có thể sử dụng chứng chỉ để mã hóa và gửi thông tin đã được phân loại. Chữ ký số mã hóa phù hợp với các tài liệu thương mại điện tử, tài liệu pháp lý và tài liệu chia sẻ có tính bảo mật cao và chứa thông tin cần được bảo vệ.

Chữ ký số mã hóa sử dụng cho cả ký và mã hóa (loại này chưa phổ biến ở Việt Nam). Nó ứng dụng cho người dùng cần xác thực và duy trì tính bảo mật của thông tin được chia sẻ. Nó phù hợp khi cần đăng ký và sử dụng các đơn từ biểu mẫu của tổ chức chính phủ.

hãng chữ ký số là gì

>>>> Đọc thêm: Xu hướng phát triển của chữ ký số năm 2021

Thông tin có liên quan đến chữ ký số là gì theo văn bản pháp luật

Từ 1/7/2013, điều 21/2012/QH13 Luật Quản lý thuế có hiệu lực; các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế qua mạng. Cụ thể như sau:

Theo điều luật được sửa đổi bổ sung số 21/2012/QH – khoản 4 Luật quản lý thuế chính phủ ban hành ngày 20/11/2012; về nghĩa vụ người nộp thuế; thì những địa phương có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; bắt buộc các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thông qua nền tảng điện tử (dùng chữ ký số).

Giá trị pháp lý của chữ ký số theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành ngày 27/09/2018 về chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử; bằng chữ ký số hoặc chứng thực số như sau:

  • Một văn bản theo quy định pháp luật cần chữ ký thì thông điệp dữ liệu được ký bằng ký số có giá trị tương đương.
  • Một văn bản theo quy định pháp luật cần đóng dấu tổ chức; thì thông điệp dữ liệu được ký bằng ký số đại diện tổ chức đó có giá trị tương đương.

Chữ ký số được chứng nhận xác thực an toàn khi đảm bảo các điều kiện sau:

  • Chứng thư số còn hiệu lực trong thời gian chữ ký số được tạo ra; đồng thời được kiểm tra công khai trên chứng thư số còn hiệu lực này.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số; do các pháp nhân trong và ngoài Việt Nam được thừa nhận theo luật doanh nghiệp Việt Nam.
  • Khóa bí mật được kiểm soát hoàn toàn bởi người ký tại thời điểm ký.
  • Gắn duy nhất với người ký số bởi khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu.

Thị trường chữ ký số hiện tại

Theo khảo sát thị trường của Chữ ký số Gaja; hiện tại chữ ký số có thời hạn từ 6 tháng đến dưới 4 năm. Nó bao gồm các thời hạn cụ thể là 6 tháng, 12 tháng, 36 tháng, 48 tháng.

Chữ ký số được cấp phép cho 16 công ty (tính đến 2021); trong đó hơn 2/3 có cung cấp hóa đơn điện tử đi kèm. Hồ sơ chữ ký số: phiếu đăng ký, phiếu bàn giao, giấy tờ chứng minh chủ thể công chứng. Doanh nghiệp lớn thường chọn chữ ký số Viettel hoặc chữ ký số VNPT. Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn chữ ký số Vina, chữ ký số Easy, chữ ký số NewCA.

Tính đến tháng 6/2021 có hơn một triệu chữ ký số được cấp phát tại thị trường Việt Nam; giúp chính phủ đẩy mạnh số hóa thị trường theo lộ trình đã hoạch định.

Khảo sát hiệu quả ứng dụng chữ ký số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; từ Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) – Bộ Thông tin và Truyền thông:

– Đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; và tiết kiệm thời gian thực hiện dịch vụ công – 100%.

– Hiệu quả trong tiết kiệm nhân lực – 88%.

– Hiệu quả trong tiết kiệm chi phí in ấn, gửi phát – 3%.

Tóm lại, toàn bộ kiến thức trên sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi chữ ký số là gì qua đó có thể yên tâm sử dụng trong quá trình hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán doanh nghiệp và cá nhân. Từ giờ đến 2025, câu hỏi chữ ký số là gì sẽ tiếp tục là xu hướng khi nhà nước phát triển mảng này áp dụng cho các xác thực cá nhân.

Mua chữ ký số Easy giá rẻ (hoặc Vina, Viettel, Fast)
Gọi ngay cho chúng tôi