Top 5 chữ ký số uy tín tại Việt Nam là thuật ngữ dùng để chỉ những 05 hãng chữ ký số có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.

Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chữ ký số Gaja sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số.

Top 5 chữ ký số ở Việt Nam 2021 là ai ?

Theo số liệu thống kê từ Trung Tâm Chứng Thực Điện Tử Quốc Gia (gọi tắt là NEAC) thì giai đoạn 2018 – 2019, thị trường chữ ký số Việt Nam có nhiều biến động lớn. Giai đoạn 2018-2019, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là Savis, Misa, CMC.

Giai đoạn 2018 – 2019, các lĩnh vục ứng dụng chính như thuế điện tử, hải quan điện tủ và bảo hiểm xã hội điện tử tiếp tục duy trì sự phát triển đảm bảo phục vụ các hoạt động của tổ chúc, doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê của NEAC đến 31/12/2018, các CA công cộng đã cấp 2.420.048 chứng thư số công cộng, thu hồi 178.018 chứng thư số, số lượng chứng thư số đang hoạt động là 1.068.961 (chiêm 44,17%).

Trong đó, thị phần top 5 chữ ký số ở Việt Nam thống kê đến 31/12/2018 bao gồm thứ tự sau:

  1. Viettel-CA chiếm gần 25%.
  2. VNPT-CA cũng có gần 25%.
  3. Vina-CA (SmartSign) trên 10%.
  4. Newtel-CA (đến 2021 tách thành Fast-CA và Newtel-CA chiếm trên 10%
  5. FPT-CA từng chiếm gần 30% thị phần đến cuối 2018 chỉ còn nắm giữ 7%.
  6. Còn lại trên dưới 5% dành cho các cung cấp mới được cấp phép hoặc đã rút lui khỏi thị trường.

Nhận xét về thị trường chữ ký số ở Việt Nam qua số liệu thống kê đến tháng 03/2019:

Các nhà cung cấp dịch vụ mới gia nhập bao gồm: TrustCA của Công ty cổ phần Công nghệ SAVIS; Công ty cổ phần MISA; Tập đoàn Công nghệ CMC.

Theo số liệu thống kê của NEAC, một số CA công cộng thị phần bị sụt giảm mặc dù số luợng chứng thư số cấp liên tục tăng.

Có thể nhận thấy thị truờng ngày càng thu hẹp, lượng khách hàng hủy, không gia hạn dịch vụ mà chuyển nhà cung cấp đang Hên tục xảy ra do cạnh tranh giữa các CA công cộng trong việc phát trìển kinh doanh.

VNPT-CA và VIETTEL-CA tiếp tục là 02 CA có thị phần lớn nhất, chiếm hơn 50% thị phần; 07 CA còn lạl chiếm gần 50% thị phần.

Giai đoạn 2016 – 2019, các CA công cộng cạnh tranh nhau liên tục trong phắt triển và duy trì khách hàng, thị phần dần dần có sự thay đổi.

Một số CA công cộng thay đổi chiến luợc kinh doanh, thị phần tăng lên nhanh chóng, điển hình là Nevvtel-CA đã tăng từ 1,5% năm 2016 lên 8,26% năm 2017; 12,04% năm 2018.

Quý III năm 2018, EFY-CA đuợc cấp giấy phép, chính thúc cung cấp dịch vụ. Thị phẩn tính đến 31/12/2018 đạt 0,73%.

Theo số liệu thống kê của NEAC, một số CA công cộng thị phân bị sụt giảm mặc dù số luợng chứng thư số cấp liên tục tăng.

Có thể nhận thấy thị truờng ngày càng thu hẹp, lượng khách hàng hủy, không gia hạn dịch vụ mà chuyển nhà cung cấp đang Hên tục xảy ra do cạnh tranh giữa các CA công cộng trong việc phát trìển kinh doanh.

>> Xem chi tiết tài liệu báo cáo tình hình phát triển chữ ký số Việt Nam 2019 tại đây. Mật khẩu vui lòng liên hệ Gaja để được hỗ trợ (Zalo: 0933 458133).

Top 5 chữ ký số

Phân tích lợi thế cạnh tranh của top 5 chữ ký số Việt Nam đến cuối quý 3/2021:

Chữ ký số Viettel-CA và VNPT-CA:

Viettel-CA và VNPT-CA là 02 CA kinh doanh qua hệ thống mạng lưới nội bộ, cụ thể VNPT-CA bán hàng qua các Trung tâm kinh doanh VNPT-Vinaphone 63 tỉnh, thành phố; VIETTEL-CA kinh doanh qua hệ thống các chi nhánh Viettel các tỉnh/thành phố.

Đây cũng là hai CA có hậu cực lớn từ tập đoàn mẹ trong lĩnh vực bưu chính truyền thông là VNPT và Viettel. Mạng lưới bán hàng của VNPT và Viettel được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và phủ rộng khắp các tỉnh thành. Nguồn lực tài chính dồi dào, ràng buộc pháp lý, cạnh tranh đều trong một phạm vi giới hạn do sức ảnh hưởng từ thương hiệu nhà nước.

Nhưng đến 2021 do thay đổi chính sách kinh doanh, ảnh hưởng của dịch bệnh và sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều nhà cung cấp mới ra khiến thị phần chữ ký số Viettel và VNPT dự kiến giảm xuống .

Chữ ký số Gaja dự báo mỗi hãng chỉ còn nắm giữ trên dưới 20% thị phần.

Chữ ký số Vina-SmartSign:

Vina-SmartSign gia nhập thị trường chữ ký số Việt Nam trễ hơn các thương hiệu lâu năm như Thái Sơn, Safe-CA, CA2 nhưng đã nhanh chóng chiếm thị phần lớn và có thời điểm (cuối 2017) nổi tiếng nhất thị trường trong phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chữ ký số Vina giai đoạn 2016 – 2019 dễ cài đặt, tương thích nhiều hệ thống hành chính công, hỗ trợ dịch vụ tốt, số lượng đại lý đông.

Vina-SmartSign cũng là hãng dịch vụ chữ ký số đầu tiên cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử trên nền tảng trực tuyến hoàn toàn đón đầu chính sách bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử từ Nhà Nước.

Tuy nhiên, hai năm 2020 và 2021 là thời điểm chữ ký số Vina không còn được ưa chuộng do lỗi phần mềm (nâng cấp liên tục và xung đột), hỗ trợ kém dần vì biến động nhân sự. Quan trọng nhất, giá chữ ký số Vina hiện tại đang ở mức cao nhất thị trường (ngang với Viettel và VNPT) trong khi chất lượng dịch vụ không tương xứng.

Chữ ký số Gaja dự báo hãng Vina chỉ còn chi phối 5% thị phần và rớt top 5 chữ ký số Việt Nam 2021.

Chữ ký số NewTel (2021 tách thành 2 hãng là Fast-CA và Newtel-CA):

Giai đoạn 2016 – 2018 là thời kỳ hoàng kim của chữ ký số NewCA với giá rẻ, đại lý đông, chính sách hỗ trợ tốt nhất thị trường. NewCA cùng với Vina-SmartSign thống thị phân khúc doanh nghiệp nhỏ khi cùng nhau chia sẻ 10% thị phần.

NewCA cũng là hãng chữ ký số có chính sách đại lý tốt nhất giai đoạn trên và kể cả từ 2019 2020 cho đến nay. Hệ thống phần mềm quản lý chữ ký số và hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng của NewCA được ưa chuộng bởi hầu hết kế toán trong ngành.

Mặc dù vậy, một sự cố đáng tiếc đầu năm 2021 khiến hãng tách thành 2 thương hiệu (Fast cùng NewTel) cùng với tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp kết hợp sự ra đời nhiều hãng CA mới khiến NewTel-CA đánh mất thị phần và đang cố gắng thu hút lại khách hàng nhờ chính sách đại lý mới.

Chữ ký số Gaja dự báo hãng Newtel chỉ còn chi phối 3-4% thị phần và  rớt top 5 chữ ký số vào cuối năm.

Chữ ký số FPT:

Trước 2016, chữ ký số FPT cùng với Vietet và VNPT thống lĩnh thị trường với nền tảng hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ FPT như 2 ông lớn trên. Ưu điểm của chữ ký số FPT là thương hiệu, phần mềm quản lý ổn định, thương hiệu lớn. Đáng tiếc đến cuối 2016 do sự thay đổi về chiến lược kinh doanh tập đoàn mà mảng chữ ký số không còn được FPT xem trong.

Tới 2016 – 2018 – hiện tại thì chữ ký số FPT không còn được ưa chuộng trên thị trường với giá cao, hệ thống phân phối kém và không được các tổng đại lý phân phối.

Chữ ký số Gaja dự báo hãng FPT chỉ còn thị phần trên dưới 5% vào thời điểm kết thúc năm 2021.

 

top 5 chữ ký số công ty nhỏ

Top 5 chữ ký số phù hợp doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị phần chữ ký số doanh nghiệp nhỏ giai đoạn 2021 – 2025:

  1. Hệ sinh thái chữ ký số.
    • Hoá đơn điện tử.
    • Chữ ký số cá nhân.
    • Chữ ký số mềm.
    • Hợp đồng điện tử.
  2. Chính sách dành cho chuỗi phân phối.
    • Chiết khấu cao.
    • Hỗ trợ đại lý tốt.
    • Phát triển cân bằng các cấp đại lý.
    • Phần mềm quản lý chữ ký số ổn định.
  3. Chiến lược truyền thông số.
    • Xây dựng thương hiệu trực tuyến.
    • Tổ chức tốt hội nghị bán hàng.
    • Quảng cáo trên các nền tảng số (Facebook, Google, Instagram…).
  4. Hạ tầng công nghệ thông tin.
    • Bảo mật.
    • Ổn định.
    • Công nghệ mới.
    • Vận hành xuyên suốt.

Dự báo thị phần chữ ký số doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2021 – 2025 của chữ ký số Gaja:

  1. Chữ ký số Easy (SoftDream).
  2. Chữ ký số Vina (SmartSign).
  3. Chữ ký số Fast (NewCA cũ).
  4. Chữ ký số NewTel (NewCA mới).
  5. Chữ ký số VinCA (VinRA).

Tóm lại, bức tranh toàn cảnh thị trường chữ ký số Việt Nam và dự báo top 5 chữ ký số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp quý khách hàng có thêm thông tin để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.

Ban biên tập chữ ký số Gaja.

>> BẢNG GIÁ THAM KHẢO TOP 5 CHỮ KÝ SỐ DỰ BÁO 2021 – 2025 TỪ NHÀ PHÂN PHỐI GAJA:

  • Bảng giá chữ ký số Easy
  • Bảng giá chữ ký số Vina
  • Bảng giá chữ ký số Fast
  • Bảng giá chữ ký số Newtel
  • Bảng giá chữ ký số VinCA

 

Mua chữ ký số Easy, Vina, Newtel, ICA, OneCa, Viettel giá rẻ
Gọi ngay cho chúng tôi