Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại là những tham khảo quý giá dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp thành công.

Đây là một nghịch lý, vì nhiều bạn trẻ thời đại công nghệ 4.0 luôn tin vào lời khuyên từ những người thành công.

Có nên thành lập doanh nghiệp chỉ vì hứng thú ?

Nhiều khoá học làm giàu trực tuyến; nhiều khoá học phát triển bản thân; nhiều khoá học xây dựng doanh nghiệp tỷ đô… lan tràn trên mạng tác động không nhỏ tới quyết tâm khởi nghiệp của rất nhiều người.

Tuy nhiên, có những số liệu về khởi nghiệp (theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) chứng minh thực tế khác biệt như sau:

  • Giai đoạn 2016 – 2019, mỗi năm Việt Nam ra đời trên 126.0000 công ty. Tỷ lệ thành công là 3%. Một con số thấp nhất – nằm trong số 20 quốc gia cuối bảng.
  • 60% công ty mới ở Việt Nam không có cơ hội tạo ra việc làm cho nền kinh tế.
  • 78% cá nhân khởi nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
  • Gần 10% công ty khởi nghiệp thành công. Khoảng 20% đến 30% thất bại sớm. Còn lại là xác sống (doanh thu vừa đủ chi phí).

Vậy phải làm sao để khởi nghiệp thành công. Có nên bi quan từ bỏ giấc mơ khởi nghiệp hay không.

Ban biên tập cho rằng bạn nên tìm hiểu và tích luỹ kiến thức, rút kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại ở nhiều người. Đó sẽ làm mấu chốt giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Các yếu tố tạo nên một doanh nghiệp rủi ro cao:

  1. Cho rằng ý tưởng khởi nghiệp của bản thân là duy nhất và tốt nhất.
  2. Không sẵn sàng để đón nhận thử thách, thậm chí là thất bại.
  3. Không hiểu biết về pháp lý (lỗi trầm trọng).
  4. Hết vốn – đây là điểm yếu chí mạng mà nhiều bạn khởi nghiệp thường hay bỏ qua.
  5. Mở rộng vô tội vạ, không tập trung vào thế mạnh.
  6. Xác định sai địa điểm kinh doanh.
  7. Định vị doanh nghiệp quá cao so với thực tế.
  8. Phát triển quá nhanh (nghịch lý trong suy nghĩ của nhiều bạn trẻ chưa từng khởi nghiệp).
  9. Thiếu kiên trì và chăm chỉ để thành công.

kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp covid

Phân tích cụ thể các kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại như sau:

Ý tưởng kinh doanh không phải duy nhất và tốt nhất.

Rất nhiều chủ doanh nghiệp trẻ thường cho rằng ý tưởng kinh doanh của mình là tuyệt vời. Thực tế cho thấy ngược lại rất nhiều ý tưởng tuy mới lạ ở thị trường này nhưng lại không mới ở thị trường khác.

Tìm hiểu lý do ý tưởng chưa có trên thị trường phải là điều nên làm trước khi khởi nghiệp. Đôi khi ý tưởng không phù hợp thị trường sẽ là tai hoạ cho bạn khi mở doanh nghiệp dựa trên điều đó.

Tự tin cao độ năng lực bản thân, không chấp nhận thất bại.

Doanh nhân nào cũng tự tin. Sự tự tin của họ đều đến từ kinh nghiệm khởi sự, vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp mới không có những điều trên. Họ chỉ có kinh nghiệm làm thuê, chuyên viên hay quản lý nên không thể tự tin thái quá.

Thiếu kiến thức pháp lý.

Những công ty lâu năm, họ có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về luật liên quan hoạt động doanh nghiệp. Họ luôn sẵn sàng giải quyết ổn thoả các sự cố liên quan pháp lý.

Các bạn trẻ thường nôn nóng khởi nghiệp mà không nắm vững luật. Điều này dẫn tới hệ luỵ rất lớn khi vận hành sau này. Khi thất bại, những vấn đề pháp lý sẽ gây rắc rối lâu dài tới cuộc sống chủ doanh nghiệp.

kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp 2021

Không đủ vốn kinh doanh tiếp tục.

Khi bạn làm thuê, tài chính doanh nghiệp không ảnh hưởng và không thể nhận diện. Các doanh nghiệp lâu năm vận hành dựa trên nền tảng hệ thống tài chính phức tạp và có mối quan hệ với ngân hàng.

Khi bạn khởi nghiệp, khoản dự phòng tài chính của bạn sẽ chủ quan, thiếu các yếu tố cơ bản như dòng tiền, vận hành, khấu hao. Đến khi kinh doanh thực tế, những thiếu sót này dẫn đến cạn tiền vốn vào một thời điểm bất ngờ.

Đa dạng hoá kinh doanh tràn lan.

Khái niệm đa dạng hoá, đa ngành kinh doanh đang phổ biến và được truyền thông nhiều. Thực chất nó là hoạt động dành cho các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức lớn với quy mô vốn và nhân lực không giới hạn.

Nhiều bạn mới khởi nghiệp từng làm trong các tập đoàn trên bị ảnh hưởng nên khi kinh doanh thực tế áp dụng vào. Khởi nghiệp ở Việt Nam hiện tại đa phần là kinh doanh nhỏ lẻ, yếu và thiếu về vốn và nhân lực. Phát triển sản phẩm, dịch vụ tràn lan khi bắt gặp nhiều cơ hội trong quá trình kinh doanh là con đường nhanh nhất dẫn tới phá sản. Đây là kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại đáng chú ý.

Địa điểm kinh doanh.

Khi bạn chưa mở doanh nghiệp, bạn thường xem nhẹ yếu tố này. Nhiều bạn trẻ xem vị trí, địa điểm kinh doanh đầu tiên chỉ là nơi để vận hành doanh nghiệp tạm bợ. Văn phòng tốt nhất sẽ thuê khi đã phát triển.

Đi vào kinh doanh thực tế, địa chỉ kinh doanh và mặt bằng lại chính là yếu tố lớn kiềm hãm sự phát triển về khách hàng, hợp đồng, doanh thu. Khi chủ doanh nghiệp trẻ muốn thay đổi thì đã quá muộn với dòng tiền cạn dần và không thể vay ngân hàng. Đây chính là kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại phổ biến nhất với các bạn trẻ Việt Nam.

Phát triển quá nhanh so với quy mô doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lớn khi đặt kế hoạch kinh doanh luôn dự trù nguồn lực đầy đủ. Quá trình thực hiện, họ điều chỉnh và cân đối dễ dàng các yếu tố ngoại lai.

Doanh nghiệp mới thành lập thường không có tài nguyên như vậy. Sự phát triển quá nhanh về doanh thu, khách hàng hay nhân sự đều sẽ nhanh chóng dẫn tới căng thẳng tài chính và dòng tiền nếu không dự báo chính xác.

Kiên trì tới cùng.

Đây là yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi doanh nhân thành công đều trải qua vô số lần thất bại mới đạt được.

Bí mật này ít ai liệt kê chi tiết khi diễn thuyết. Lý do thành công không quan trọng bằng trải nghiệm và bản lĩnh vượt qua thất bại.

Thống kê khách quan cho thấy chỉ những người kiên trì và không bỏ cuộc mới khởi nghiệp thành công.

Tóm lại, chúng tôi cho rằng kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại quan trọng hơn bí quyết thành công vì không có trường hợp thành công nào giống nhau.

Ban biên tập Chữ ký số Gaja

Nguồn tham khảo: Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp thất bại, cục quản lý kinh doanh, tham khảo trên Internet.

>> TÌM HIỂU THÊM:

Mua chữ ký số Easy giá rẻ (hoặc Vina, Viettel, Fast)
Gọi ngay cho chúng tôi