Chữ ký số di động sim PKI giúp người dùng ký số trên máy tính, di động mà không cần tới chứng thư số (USB Token). Giải pháp này vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và bảo mật. Chữ ký số di động PKI được cho là tương thích với các phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, kê khai thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội điện tử.
Mục lục
Đặc điểm chữ ký số di động sim PKI
Chữ ký số di động sim PKI được hỗ trợ hoạt động tốt trên nhiều thiết bị (máy tính để bàn, di động, máy tính bảng, Ứng dụng Web di động…) và đảm bảo cao nhất trong khâu xác thực người ký.
Theo cơ chế hoạt động, chữ ký số di động sim PKI cấp ID số dựa trên chứng thư sô được cấp bởi những nhà cung cấp (TSP). ID người dùng và mã PIN cá nhân, các bước xác minh danh tính người dùng sẽ dùng khi ký số tài liệu.
>> CHỦ ĐỀ TIÊU ĐIỂM:
Chữ ký số di động sim PKI có thể đạt tới tốc độ ký số hàng ngàn TPS/s. Hệ thống ký số không dùng chữ ký số này có mô hình bảo mật 2 lớp (đăng nhập qua OTP hoặc sinh trắc học). Ưu điểm hệ thống này là người dùng có thể thao tác đơn giản, dễ dàng trên điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.
Hệ thống ký số PKI này cũng được thiết lập để tích hợp ký số các phần mềm hoá đơn điện tử, kế toán, kê khai thuế, bảo hiểm xã hội và hải quan điện tử…theo chủ trương số hoá của Chính Phủ. Theo đó, mọi tài liệu hợp đồng, chứng từ, hoá đơn, báo cáo đều được ký số và lưu trữ điện tử giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Lợi ích chữ ký số di động sim PKI so với chữ ký số thiết bị truyền thống
- Xác minh và định danh người dùng từ xa, an toàn bằng thiết bị di động.
- Gia tăng tính bảo mật, đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin doanh nghiệp.
- Vận hành nhanh chóng, đơn giản, tiện dụng với thiết bị di động kết hợp SIM PKI.
- Tối giản chi phí triển khai.
Đối tượng sử dụng chữ ký số di động sim PKI
- Ngân hàng điện tử (E-Banking): Truy cập, đăng nhập ngân hàng trực tuyến, ký duyệt giao dịch thanh toán trực tuyến, giao dịch thẻ tín dụng, chuyển tiền liên ngân hàng…;
- Thương mại điện tử (E-Commerce): Khởi tạo tài khoản, đăng nhập Website TMĐT, đặt hàng, thanh toán trực tuyến,…;
- Chính phủ điện tử (E-Goverment): Thao tác các Cổng thông tin điện tử chính phủ, Dịch vụ công trực tuyến (DVC), Ứng dụng nội bộ, Email công vụ…;
- Doanh nghiệp điện tử (E-Corporate): Bảo mật thông tin doanh nghiệp, Bảo mật hệ thống mạng riêng (VPN), Bảo mật hệ thống dữ liệu doanh nghiệp…;
- Các lĩnh vực số hoá: xác thực danh tính trên mạng xã hội (Social Networking), Games trực tuyến, Dịch vụ tiền số…;
Đối tượng sử dụng
- E-Banking: Đăng nhập Online banking, phê duyệt thanh toán trực tuyến, các giao dịch thẻ tín dụng, chuyển tiền từ tài khoản…;
- E-Commerce: Đăng ký, đăng nhập các website bán hàng trực tuyến, chấp nhận đặt hàng, thanh toán trực tuyến…;
- E-Goverment: Truy cập tới các Cổng thông tin điện tử chính phủ, Cổng Dịch vụ công trực tuyến (DVC), Email công vụ, các ứng dụng nội bộ. Công dân/Doanh nghiệp xác nhận thực hiện dịch vụ công (ký số cho DVC mức 3, ePayment cho DVC mức 4)…;
- E-Corporate: Bảo mật cho doanh nghiệp, cho phép nhân viên truy cập bảo mật tới mạng VPN và các hệ thống thông tin của doanh nghiệp…;
- Các lĩnh vực khác: Truy cập tới các dịch vụ trực tuyến và dịch vụ Mobile như Giải trí, Social Networking, Games…
Quy định nhà nước mô hình chữ ký số di động sim PKI (thông tư số 16/2019/TT-BTTTT)
Đầu tiên, tất cả các đối tượng áp dụng bao gồm từ các hãng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên biệt, chữ ký số nước ngoài được Bộ TT&TT cấp phép; đến các tổ chức, cá nhân phát triển thành công ứng dụng chữ ký số, giải pháp chữ ký số trên di động.
Tiếp theo, Bộ TT&TT tổ chức thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung kết hợp cùng Vụ KH&CN chủ trì việc cập nhật Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số cùng dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số di động PKI. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia sẽ kết hợp để hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác áp dụng các tiêu chuẩn thuộc Danh mục nêu trên.
Ban biên tập Chữ ký số Gaja
Nguồn tham khảo – nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số NewCA – Newtel-CA