Lộ trình triển khai hoá đơn điện tử toàn dân đến 2022 như thế nào ?

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 bổ sung nội dung trong chương 01 nhằm bổ sung tính pháp lý của việc sử dụng, quản lý hoá đơn và chứng từ điện tử đáp ứng lộ trình triển khai hóa đơn điện tử toàn dân đến 2022. Theo đó, hoá đơn và chứng từ điện tử khi được bàn giao từ người bán qua người mua phải đúng định dạng chuẩn dữ liệu và đáp ứng các tiêu chí của Nhà Nước quy định.

Đẩy mạnh việc triển khai hóa đơn điện tử

Để nâng cao tính pháp lý của việc sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung 1 Chương quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử với nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu.

Triển khai nhanh hoá đơn điện tử tới toàn bộ doanh nghiệp, hộ cá nhân và tổ chức kinh tế trước ngày 1/7/2022. Ngoại trừ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ, cá nhân, hợp tác xã kinh doanh được quy định theo khoản 1, Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP tạm không thể giao dịch Thuế bằng hoá đơn điện tử do không đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán và phần mềm HĐĐT. Nghị định 123/2020/NĐ-CP thúc đẩy việc chuyển đổi sử dụng, quản lý HĐĐT trong toàn dân kịp thời hạn tháng 7/2022.

Triển khai hóa đơn điện tử đến tháng 07/2022

Lý do triển khai hoá đơn điện tử so với hoá đơn giấy

Việc triển khai hoá đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí doanh nghiệp, chi phí xã hội và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử tại nước ta nhanh chóng, kịp tiến độ Nhà Nước yêu cầu.

Sử dụng hoá đơn điện tử thay thế hoá đơn giấy còn giúp giảm chi phí giấy, mực in, lưu trữ và bàn giao hoá đơn,… đối với doanh nghiệp.  Ngoài ra, sử dụng hoá đơn điện tử cũng giúp giảm thiểu chi phí thanh kiểm tra, kiểm soát việc nộp thuế.

Ngoài ra,triển khai hoá đơn điện tử còn giúp giảm thiểu rủi ro mất, cháy, hư hỏng khi sử dụng và lưu trữ hoá đơn giấy. Vì hệ thống lưu trữ HĐĐT được vận hành trên nền điện toán đám mây đảm bảo sao lưu và khôi phục nhanh chóng khi bị gặp sự cố (cháy, nổ, lỗi phần mềm…).

Hoá đơn điện tử tạo sự an tâm cho khách hàng, khi mua hàng hoá dịch vụ vì họ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống cơ quan thuế. Qua đó, người bán không thể xuất hoá đơn ảo như trước đây vì người mua có thể kiểm chứng thông tin chính xác.

Hơn nữa, hệ thống hoá đơn điện tử liên kết cơ quan Thuế giúp hạn chế hiện tượng doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp ma, doanh nghiệp ảo được xuất hoá đơn. Vì vậy hạn chế người mua bị tổn thất do khai báo hoá đơn của các đối tượng này.

Đối với người kinh doanh, việc sử dụng hoá đơn điện tử khắc phục tình trạng gian lận và làm giả hoá đơn. Từ đó làm trong sạch môi trường kinh doanh trong hệ thống doanh nghiệp.

Hoá đơn điện tử sử dụng thay thế hoá đơn giấy còn góp phần hoàn thiện và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Các khâu ách tắc của TMĐT như đặt hàng, giao hàng, thanh toán đều được giải quyết triệt để.

Cuối cùng, triển khai hoá đơn điện tử thành công sẽ góp phần bảo vệ môi trường qua việc giảm tối đa sử dụng giấy in.

Hiện thực triển khai hoá đơn điện tử toàn dân từ nhà nước

>> BẠN CẦN BIẾT:

Ngày 19/9/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông Tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thực hiện 1 số điều Luật Quản lý Thuế ngày 13/6/2019; Nghị Định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.

Để thực hiện theo văn bản Nhà Nước ban hành (Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị cấp dưới phân khúc người nộp thuế chi tiết (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa phương) sử dụng các loại Hóa Đơn Điện Tử theo quy định để thông báo đến từng đối tượng lộ trình triển khai HĐĐT và sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, giải pháp CNTT

Để triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC; Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại HĐĐT theo quy định.

Tổng cục Thuế cũng thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng HĐĐT và sẵn sàng chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ thông tin; Thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi HĐĐT cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng HĐĐT.

Mặt khác, kiểm tra và thông báo đến các nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT trên địa bàn phải chuẩn bị các giải pháp và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng lộ trình triển khai theo nghị định. Đảm bảo các tổ chức này cung cấp dịch vụ HĐĐT cho khách hàng đúng theo yêu cầu của Luật Quản lý Thuế, Nghị Định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Quan trọng nhất, nền tảng kiến trúc ứng dụng công nghệ 4.0 và hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) là yêu cầu chính yếu của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về HĐĐT sắp tới. Hơn nữa, Tổng cục Thuế cũng đã thiết kế hoàn thiện hệ thống HĐĐT của cơ quan thuế theo định hướng trên.

Cuối cùng, các công nghệ mới phù hợp xu thế phát triển CNTT chung của thế giới và hiện đang áp dụng cho các thương hiệu lớn như NetFlix, Amazon, Facebook cũng được Tổng cục Thuế nghiên cứu và triển khai thực tế trong thời gian này.

Ban tổng hợp chữ ký số Gaja.

Nguồn từ Bộ Tài ChínhTổng Cục Thuế

Mua chữ ký số Easy giá rẻ (hoặc Vina, Viettel, Fast)
Gọi ngay cho chúng tôi